Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Lại một mùa chạy vượt rào nữa lại đến rồi! Hỡi các chiến binh dũng cảm: Chiến thắng hoặc Thụt lùi. Bạn hãy chọn đi :)
Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội mài dũa khả năng của mình trước khi bước vào những kì thi gây cấn và quyết liệt, thầy sẽ tổng hợp các đề thi thử môn toán các trường trong cả nước. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp ích các bạn trong các kì thi sắp tới :)

1. Chuyên Vĩnh Phúc Khối A, A1, B lần 1
2. Chuyên Vĩnh Phúc Khối D lần 1
3. Lục Ngạn Bắc Giang Lần 1
4. Quế Võ Bắc Ninh Lần 1
5. Lý Thái Tổ Bắc Ninh Lần 1
6. Diễn đàn k2pi.net lần 1    Đáp Án
7. THTT lần 1                     Đáp Án
8. Nguoithay.vn lần 1           Đáp Án
9. Kiểm tra định kì đầu năm Nguyễn Khuyến - HCM

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Các em thân mến!
Hình học giải tích trong không gian là một bài toán khá cơ bản trong các đề thi đại học. Để làm được câu này, các bạn học sinh chỉ cần có học lực trung bình khá là được. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài, nhiều bạn học sinh chủ quan, sơ suất nên không giành được điểm tuyệt đối câu này. Toán là môn thi tự luận. Để đạt được điểm tối đa ngoài thông minh, nhanh nhẹn còn cần có sự chắc chắn và cẩn thận nữa. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh giành trọn vẹn 1 điểm phần này!
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1

1. CHUYÊN VĨNH PHÚC
    Lần 1: Khối A                   Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
    Lần 4: Khối A                   Khối BD
    Lần 5: Khối A                   Khối BD
2. ĐẶNG THÚC HỨA - NGHỆ AN
    Lần 1
    Lần 2
3. NGUYỄN QUANG DIÊU - ĐỒNG THÁP
    Lần 1:                               Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
4. CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH
    Lần 1: Khối A                   Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
    Lần 4: Khối ABD                
Một người đàn ông đi qua chỗ đàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn này chỉ bị cầm giữ bởi một sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước. Không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam.
Có thể thấy rõ, hiển nhiên, lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đi bất cứ lúc nào. Nhưng không hiểu vì sao, lũ voi vẫn chưa làm vậy.
Người đàn ông trông thấy người quản tượng đứng gần đó. Ông hỏi anh ta tại sao lũ voi cứ đứng yên vậy mà không hề có vẻ muốn tháo chạy. “Ồ”, người quản tượng đáp, “khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”.

Người đàn ông vô cùng kinh ngạc. Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.
Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?
Thất bại chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn của cuộc sống bạn nhé.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt.
Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.
Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng.
Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”
Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”
“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.
“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.
Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê – những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ. Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn – nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“
“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng”.
Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc.
Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.
Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”
Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”
Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và… đừng quên những cốc bia!
Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo. 


Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn. 

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.

Bài học rút ra là: trong cuộc sống, với một số người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1Link 2

P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1Link 2
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1Link 2



P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1Link 2

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Các em thân mến!
Chuyên đề Mũ - Logarit là 1 chuyên đề các em được học trong chương trình lớp 12. Trong những năm gần đây, chuyên đề này không phải lúc nào cũng xuất hiện trong đề thi đại học. Chính vì vậy, nhiều bạn học sinh thường có tư tưởng bỏ qua chuyên đề này. Đó là một điều đáng tiếc. Cùng khám phá những điều thú vị trong chuyên đề này nhé :)
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1, Link 2
Các em thân mến!
Số phức là một chuyên đề của chương trình lớp 12. Đối với chuyên đề này các bạn học sinh chỉ cần cẩn thận một chút sẽ giành trọn vẹn 1 điểm. Chúc các bạn ôn thi tốt với tài liệu này :)
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1, Link 2

Các em thân mến!
Tích phân là 1 chuyên đề được học trong chương trình lớp 12. Chuyên đề này chiếm 1 câu (1 điểm) trong đề thi đại học. Để làm được câu này chỉ cần các bạn học sinh có học lực khá. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn giành trọn 1 điểm :)
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1, Link 2

Các em thân mến!
Hình học giải tích trong không gian là một chuyên đề được học trong chương trình lớp 12. Phần này chiếm 2 câu trong đề thi đại học. Một câu ở chương trình chuẩn, một câu ở chương trình nâng cao. Trong những năm vừa qua, mức độ khó của câu này chỉ ở mức trung bình khá. Các em học sinh chỉ cần cẩn thận 1 chút là hoàn toàn có thể giành trọn vẹn 1 điểm. Chúc các em thành công!

P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1, Link 2


Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Các em thân mến!
Hình học giải tích trong mặt phẳng (hình tọa độ phẳng) là 1 trong những câu bắt buộc của đề thi đại học. Trong đề thi đại học chuyên đề này chiếm 2 câu: 1 câu ở phần chương trình chuẩn, 1 câu ở chương trình nâng cao. Trong những năm gần đây, độ khó của chuyên đề này đã tăng lên rất nhiều trong đề thi. Để làm được câu này, các em học sinh phải nắm rất chắc kiến thức không chỉ của cấp 3 mà còn cả cấp 2 nữa. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy bắt tay vào chinh phục đỉnh núi tiếp theo ^^
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé :)

Link Download: Xem và Download Link 1 hoặc Link 2
                     

Các em thân mến!
Hình học không gian là một trong những câu không thể thiếu trong các đề thi đại học. Để học tốt chuyên đề này, học sinh cần 1 chút tư duy về không gian, nắm chắc các kiến thức cơ bản và điều đặc biệt đó là khả năng vẽ hình. Hiện nay, có rất nhiều em học sinh sợ chuyên đề này. Cứ nhắc đến hình học không gian là nhiều em học sinh cảm thấy khó khắn và có tư tưởng là bỏ. Đó là một điều quả là đáng tiếc! Hãy thử sức mình với chuyên đề sau. Thầy tin rằng với sự cần cù, chịu khó cùng với sự quyết tâm của mình, các em sẽ giành trọn vẹn 1 điểm của câu này. Chúc các em thành công!

P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé :)

Link Download: Link 1: Kick tại đây
                         Link 2: Kick tại đây


Các em thân mến!
Phương trình, bất phương trình, hệ phương trình là 1 câu khá khó trong đề thi tuyển sinh đại học. Câu này thường dùng để phân loại học sinh bắt đầu từ 8 điểm trở lên. Để học được chuyên đề này, các em học sinh không chỉ cần nắm chắc kiến thức, sự tập trung, thông minh, kinh nghiệm cũng như tính cần cù...Mặc dù vậy, thầy nghĩ rằng sự kiên trì, bền bỉ chịu khó là một trong những yếu tố quan trọng để học chuyên đề này. Có công mài sắt có ngày nên kim. Hãy bắt tay ngay vào chinh phục "con sóng lớn" với chuyên đề "PHƯƠNG TRÌNH - BẤT PHƯƠNG TRÌNH - HỆ PHƯƠNG TRÌNH". Chuyên đề sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản nhất giúp các em có được hành trang vững vàng trong những bài toán khó sau này.
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé :)

Link Download: Link 1: Kick tại đây
                        Link 2: Kick tại đây

Các em thân mến!
Lượng giác là một chuyên đề khá thú vị trong toán học phổ thông. Rất nhiều học sinh cảm thấy thích học chuyên đề này. Bởi lẽ, sự thích thú của chuyên đề này ở chỗ "cứ biến đổi mãi thế nào cũng ra". Có những bạn chỉ cần 4 dòng là ra. Còn có những bạn biến đổi 2 trang chưa ra thậm chí sau 1 thời gian hì hục biến đổi về được đúng cái...đề bài. Nhưng không sao, dù chưa ra nhưng thầy tin điều đó cũng ít nhất giúp các bạn học thuộc công thức. Làm lượng giác cái quan trọng nhất là định hướng. Định hướng lượng giác tốt thì tất cả các bài lượng giác của đề thi đại học các bạn sẽ làm không quá  3 phút. Thầy đảm bảo các bạn như vậy! Và đây, gửi tặng các bạn "CHUYÊN ĐỀ LƯỢNG GIÁC ÔN THI ĐẠI HỌC 2013 - 2014". Hy vọng sau chuyên đề này, các bài lượng giác của đề thi các bạn làm không quá 30 giây :)
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé :)

Link Download: Link 1: Kick tại đây
                          Link 2: Kick tại đây
      
Các em thân mến!
Khảo sát hàm số là câu đầu tiên trong đề thi đại học và nó chiếm 2/10 điểm của đề thi. Mức độ khó của câu này thường là mức độ trung bình khá. Mặc dù vậy, phần này có khá nhiều dạng nên làm cho các bạn học sinh cảm thấy rất lúng túng. Để giúp các bạn học sinh có cái nhìn tổng thể, rõ ràng hơn về chương này, thầy gửi tặng các bạn "CHUYÊN ĐỀ KHẢO SÁT HÀM SỐ" do thầy biên soạn. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học chương này.

P/s: Đối với link Dropbox, các bạn kéo chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện lên. Các bạn kick vào biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để Download nhé!

Link Download: Link 1: Kick vào đây
                         Link 2: Kick vào đây
Một ông vua nọ do chán chuyện triều đình nên mua một con khỉ đem về. Con khỉ làm trò rất hay nên được vua sủng ái, đi đâu cũng mang theo, cho mặc quần áo, giao cả kiếm cho giữ. Một hôm, vua ra vườn thượng uyển ngủ. Có con ong bay đến đậu lên đầu vua. Khỉ muốn đuổi ong, khỉ lấy kiếm nhắm vào ong mà chém... Ðức vua băng hà.
------------------------


Bài học rút ra:
  • Nhiệt tình + Ngu dốt = Đại phá hoại.
  • Trao quyền cho những kẻ không có năng lực thì phải cảnh giác.

Mùa đông, có một chú Chim Sẻ bay về phương Nam để tránh rét. Trên đường bay, nó đã gặp rất nhiều khó khăn: những cơn gió lạnh, đói, khát. Nó cảm thấy kiệt sức và không đủ sức để bay tiếp quãng đường còn lại. Rồi nó bị rơi xuống đất. Nó run lên vì lạnh, nó thấy mình sắp chết, đến ngày thứ 3 nó đã hoàn toàn kiệt sức. Đến lúc nó không còn hi vọng vào cuộc sống nữa thì có một con Bò đi qua. Con Bò đã ị lên người con Chim Sẻ, rồi bỏ đi... Nó cảm thấy ấm áp hơn, rồi nó tỉnh lại. Nó cảm thấy sung sướng vì như được chết đi sống lại. Nó cất cao tiếng hót giữa trời đông lạnh giá. Rồi có một con Mèo đi qua, nghe tiếng hót của Chim Sẻ, Mèo lại gần và lôi Chim Sẻ ra khỏi đống phân. Kết quả Chim Sẻ bị Mèo ăn thịt.

Qua câu chuyện trên đã cho chúng ta 3 bài học:
  • Thứ nhất: Người ị lên bạn chưa hẳn đã là kẻ thù của bạn.
  • Thứ hai: Người lôi bạn ra khỏi đống phân không hẳn sẽ là bạn của bạn
  • Thứ ba: Khi bạn thấy sung sướng, hạnh phúc thì hãy ngậm miệng lại mà hưởng thụ (chứ đừng có hét toáng lên như thế) :D
  • Thứ tư: Ở đời này có nhiều thằng ăn rất bẩn (Hãy cẩn thận)

Nhắc đến câu chuyện giữa Thỏ và Rùa nhiều người sẽ cảm thấy quá quen thuộc. Nhưng những bài học được rút ra từ câu chuyện này thì không phải ai cũng biết. Chúng ta cùng nhau đi khám phá nhé!

Câu chuyện thứ nhất:
Ngày xửa ngày xưa, có một con rùa và một con thỏ cãi nhau xem ai nhanh hơn. Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy đua. Chúng đồng ý lộ trình và bắt đầu cuộc đua.

Thỏ xuất phát nhanh như bắn và chạy thục mạng một hồi. Sau khi thấy rằng đã khá xa bạn rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường đồng thời thư giãn trước khi tiếp tục cuộc đua. Thỏ ngồi dưới bóng cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua thỏ và sớm kết thúc đường đua, giành chiến thắng. Thỏ giựt mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã bị thua.

Bài học của câu chuyện trên là : chậm nhưng ổn định, tỉ mỉ, chịu khó đã chiến thắng cuộc đua.
---------------------------------------------------------------
Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế, câu chuyện sẽ được tiếp tục phát triển thêm:
Câu chuyện thứ 2:
Thỏ đã vô cùng thất vọng vì đã để thua và nó đã cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có thể hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý.

Lần này, thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến đến mấy chặng dặm đường.

Bài học số 2: Nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có hai người trong một công ty bạn : một người chậm, nguyên tắc và đáng tin cậy; một người khác nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm. Người nhanh và đáng tin cậy chắc chắn sẽ được thăng chức nhanh hơn.
=> Chậm và chắc là điều tốt, nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn. 
---------------------------------------------------------------

Câu chuyện thứ 3:
Nhưng câu chuyện cũng không dừng lại ở đó. Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và rồi thách thỏ một cuộc đua khác, nhưng có một chút thay đổi về đường đua.

Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông!

Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó, rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩa từ câu chuyện này? Trước tiên, cần phải xác định ưu thế của mình và sau đó là biết chọn sân chơi phù hợp.

---------------------------------------------------------------
Câu chuyện vẫn chưa kết thúc ở đây. Câu chuyện số 4:

Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng cuộc đua sau cùng sẽ có kết quả tốt hơn. Vì thế, chúng quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng chúng sẽ cùng chạy chung một đội.

Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia bờ sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai cùng về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với lần đua trước.

Bài học của câu chuyện này là gì? 
Thật tuyệt vời nếu mọi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo bởi vì luôn luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.

Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể. Phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ làm trưởng nhóm.

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý rằng cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc hăng hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi phải thất bại cay đắng. Rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuộc sống, khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó là thời điểm thích hợp để có gắng hơn và nỗ lực nhiều hơn nữa nhưng đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.

Thỏ và rùa cũng đã học thêm một bài học để đời khác: Thay vì chúng chống đối với nhau, chúng bắt đầu tìm cách giải quyết tình huống, và chúng đã cùng nhau làm tốt hơn rất nhiều.
Kết: Câu chuyện ngụ ngôn thỏ và rùa đã dạy cho chúng ta khá nhiều bài học lý thú. Ý tưởng quan trọng nhất là “nhanh và vững chắc” sẽ luôn đánh bại “chậm và ổn định”; làm việc với những ưu điểm của bạn, đầu tư nhiều tài nguyên và làm việc theo nhóm sẽ luôn chiến thắng bất cứ một cá nhân nào; không bao giờ đầu hàng hay nản chí sau thất bại. Và cuối cùng, phải tìm giải pháp cho mọi tình huống, không chống lại cuộc chiến. 
Còn nhiều, rất nhiều bài học khác từ câu chuyện này. Bạn có bổ sung thêm được bài học nào không? Cùng chia sẻ nhé! (Comment dưới bài viết ;))

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013

Một người nọ tìm thấy một cái kén của con bướm. Anh ta nhận thấy cái kén này bắt đầu được cắn rách, sâu bướm bắt đầu bò ra. Quan sát một hồi lâu, anh thấy con sâu bướm cố hết sức lách thân mình qua lỗ hổng mà không được. Rồi con sâu có vẻ ráng hết sức mà không lọt ra nổi và nằm im như chịu thua.

Động lòng thương, người nọ muốn giúp con sâu bướm, anh ta lấy mũi kéo nhỏ cắt vết rách của cái kén để sâu bướm ta vượt ra ngoài dễ dàng. Sau khi sâu bướm ra khỏi kén, thì thân hình lớn ra nhưng đôi cánh thì lại nhỏ. Người nọ cố chờ xem con bướm có thể phát triển thêm ra không? Mong rằng đôi cánh kia có thể nở rộng thêm để đủ sức bay đi?

Than ôi! Vô ích! Con bướm đã bị trọn đời tàn tật, lê lết với chiếc cánh nhỏ bé không thể bay đi được.

Người nọ vì lòng thương mà hấp tấp làm hỏng cuộc đời con bướm. Anh không biết là luật tạo hóa bắt buộc con sâu bướm phải tự phấn đấu để vượt ra khỏi lỗ nhỏ của cái kén. Trong lúc phấn đấu đó, huyết mạch sẽ được luân lưu từ thân mình cho đến đôi cánh và sau khi vượt ra khỏi chiếc kén, bướm ta mới có đủ sức vuơn đôi cánh lớn ra mà bay bổng.

o0o

Sức phấn đấu cũng rất cần thiết cho đời sống chúng ta vậy.
Nếu cuộc đời không có những trở ngại thì chúng ta sẽ bị bại liệt như con bướm kia. Chúng ta không có đủ sức để bay bổng. Trước những thăng trầm thế sự, chúng ta phải có đủ trí phấn đấu ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống.

  • Chúng ta  có sức dũng mãnh, vì cuộc đời có những trở ngại khiến chúng ta phải đấu tranh.
  • Chúng ta  có trí tuệ, vì cuộc đời có những vấn đề nan giải khiến chúng ta phải giải quyết.
  • Chúng ta  có can đảm, vì cuộc đời có những chông gai nguy hiểm khiến chúng ta phải vượt qua.
  • Chúng ta  có lòng từ bi, vì cuộc đời có những kẻ bất hạnh để cho chúng ta giúp đỡ.
  • Chúng ta  có thịnh vượng, vì cuộc đời tạo ra những trí óc và bắp thịt khiến chúng ta phải vận dụng.
Chính vì vậy, trước những sóng gió cuộc đời đứng nản chí bạn nhé! Nó sẽ bạn vững vàng hơn, tự tin hơn và trưởng thành hơn trong cuộc sống :)




Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già. Anh ta lúc nào cũng bi quan và phàn nàn về mọi khó khăn. Đối với anh, cuộc sống chỉ có những nỗi buồn, vì thế học tập cũng chẳng hứng thú gì hơn.

Một lần, khi chàng trai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưa cho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ.

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi.

Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát. Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi.

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy. Nó chẳng hề mặn lên chút nào. Chàng trai nói khi múc một ít nước dưới hồ và nếm thử.

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống. Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau. Những người có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềm vui và sự yêu đời. Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biến cuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.
Đừng bó hẹp tâm hồn mình trong một cốc nước bạn nhé!
Design by Lưu Huy Thưởng