Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Các em thân mến!
Hình học giải tích trong không gian là một bài toán khá cơ bản trong các đề thi đại học. Để làm được câu này, các bạn học sinh chỉ cần có học lực trung bình khá là được. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài, nhiều bạn học sinh chủ quan, sơ suất nên không giành được điểm tuyệt đối câu này. Toán là môn thi tự luận. Để đạt được điểm tối đa ngoài thông minh, nhanh nhẹn còn cần có sự chắc chắn và cẩn thận nữa. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh giành trọn vẹn 1 điểm phần này!
P/s: Đối với link Dropbox, các bạn rê chuột xuống dưới góc phải màn hình. Có 6 biểu tượng hiện ra. Các bạn chọn biểu tượng thứ 5 (hình đĩa mềm) để download nhé J
Xem và download: Link 1

1. CHUYÊN VĨNH PHÚC
    Lần 1: Khối A                   Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
    Lần 4: Khối A                   Khối BD
    Lần 5: Khối A                   Khối BD
2. ĐẶNG THÚC HỨA - NGHỆ AN
    Lần 1
    Lần 2
3. NGUYỄN QUANG DIÊU - ĐỒNG THÁP
    Lần 1:                               Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
4. CHUYÊN ĐẠI HỌC VINH
    Lần 1: Khối A                   Khối BD
    Lần 2: Khối A                   Khối BD
    Lần 3: Khối A                   Khối BD
    Lần 4: Khối ABD                
Một người đàn ông đi qua chỗ đàn voi đang đứng. Bất chợt ông dừng lại, ngạc nhiên khi thấy những con voi to lớn này chỉ bị cầm giữ bởi một sợi dây thừng rất nhỏ buộc phía chân trước. Không hề có xích sắt, cũng chẳng có chuồng giam.
Có thể thấy rõ, hiển nhiên, lũ voi có đủ khả năng để dứt đứt dây, chạy đi bất cứ lúc nào. Nhưng không hiểu vì sao, lũ voi vẫn chưa làm vậy.
Người đàn ông trông thấy người quản tượng đứng gần đó. Ông hỏi anh ta tại sao lũ voi cứ đứng yên vậy mà không hề có vẻ muốn tháo chạy. “Ồ”, người quản tượng đáp, “khi chúng còn nhỏ, chúng bé hơn thế này rất nhiều, chúng tôi vẫn dùng loại dây thừng cỡ đó để buộc chúng lại. Ở độ tuổi đó, dây như vậy là đủ giữ chúng rồi. Nhưng khi đã lớn hơn, chúng vẫn tin mình không thể dứt nổi những sợi dây thừng này. Chúng cho rằng, sợi dây thừng ngày xưa vẫn có thể giữ chúng được, thế là chẳng bao giờ chúng có ý nghĩ dứt bỏ dây và chạy đi”.

Người đàn ông vô cùng kinh ngạc. Những con thú đó hoàn toàn có khả năng chạy thoát khỏi sợi dây ràng buộc chúng, nhưng chỉ vì không tin mình có thể, nên chúng vẫn cứ chấp nhận một thực tiễn như đang có.
Cũng giống như những con voi đó, có biết bao người trong chúng ta, đã đi qua cuộc đời với ý nghĩ, chúng ta không thể làm được gì đó, đơn giản chỉ vì, ta đã từng thất bại một lần?
Thất bại chỉ là một phần trong quá trình học hỏi. Đừng bao giờ đầu hàng trước những khó khăn của cuộc sống bạn nhé.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Một giáo sư đang trong giờ giảng về cách quản lý thời gian. Ông đặt vài thứ trước mặt.
Đầu tiên, ông lấy một cái bình to và bắt đầu cho vào đó những quả bóng chơi golf. Sau đó, ông hỏi các sinh viên: “Theo các bạn, bình đã đầy chưa?”. “Rồi ạ!”, các sinh viên trả lời.
Giáo sư lại lấy ra một hộp đựng đầy bi và đổ vào bình. Rồi lắc lên cho bi rơi lấp vào khoảng trống giữa những quả bóng.
Ông lại hỏi lần nữa và các sinh viên, lần này có vẻ ngập ngừng hơn, trả lời: “Có lẽ là rồi ạ.”
Lần này, vị giáo sư lấy ra một xô cát, và cũng đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy các khe hở. Ông hỏi lại và các sinh viên lần này đồng thanh: “Rồi ạ!”
“Hãy xem này, “ giáo sư nói và lấy ra hai lon bia, đổ vào bình. Bia tràn vào giữa những hạt cát.
“Bây giờ,” giáo sư nói, “tôi muốn các bạn hãy tưởng tượng cái bình này như cuộc đời của mình.
Bóng golf tượng trưng cho những điều quan trọng – gia đình, con cái, sức khoẻ, bạn bè, đam mê – những điều mà nếu mọi thứ khác mất đi, thì chỉ mình chúng vẫn có thể làm cuộc sống của bạn đầy đủ. Những viên bi là thứ khác, nhỏ nhặt hơn – nghề nghiệp, nhà cửa, ôtô. Còn cát là những gì vặt vãnh còn lại.“
“Nếu các bạn cho cát vào trước”, giáo sư tiếp tục, “sẽ không còn chỗ cho bi và bóng golf nữa. Cuộc đời cũng vậy. Nếu dành tất cả thời gian và năng lượng cho những việc vặt vãnh, bạn sẽ không bao giờ làm được những điều quan trọng”.
Hãy ưu tiên làm những việc thực sự cần thiết trước. Dành thời gian cho con cái, kiểm tra sức khỏe, đi ăn với gia đình, làm những việc mình thích. Sau khi đã làm tất cả những điều đó, chắc chắn bạn vẫn còn thời gian cho những thứ nhỏ nhặt như lau dọn nhà cửa, sửa chữa đồ đạc.
Vì thế, hãy luôn ưu tiên những quả bóng, và đặt chúng vào bình trước tiên.
Khi người thầy dừng lại, lớp học vẫn im lặng một hồi. Bỗng có cánh tay giơ lên, và một sinh viên hỏi: “Thưa giáo sư, vậy bia tượng trưng cho cái gì?”
Giáo sư mỉm cười hài lòng, “Một câu hỏi hay. Bia, tôi chỉ muốn nói với các bạn rằng, ngay cả khi các bạn thấy cuộc sống của mình đã quá bận rộn và đầy đủ thì, vẫn luôn còn thời gian cho một chầu bia!”
Khi thấy mình có quá nhiều việc phải giải quyết, và 24 giờ mỗi ngày là không đủ, thì bạn hãy nghĩ đến chiếc bình này, đặt những quả bóng vào trước. Và… đừng quên những cốc bia!
Mỗi ngày bạn đều cho một đứa trẻ ăn kẹo. Bạn làm điều ấy rất thường xuyên và vui vẻ. Đứa trẻ ấy cũng có vẻ rất yêu bạn. Mỗi ngày thấy bạn, nó đều cười tươi và chạy đến nhận kẹo. 


Nhưng rồi một ngày, bạn xoa đầu nó và bảo: “Hết kẹo rồi”. Bỗng dưng bạn thấy nó rất khác. Nó gào ầm lên rằng bạn keo kiệt, bạn xấu xa. Hoặc nó đi khắp nơi để nói xấu bạn. 

Triết lý viên kẹo có nghĩa là khi bạn cho ai khác một thứ gì, nhiều khi họ sẽ không nghĩ ấy là món quà, họ nghĩ đó là bổn phận, là trách nhiệm. Và khi bạn không cho thứ mà họ muốn nữa, họ sẽ lập tức trở mặt với bạn.

Bài học rút ra là: trong cuộc sống, với một số người, cho dù bạn có cho họ kẹo mỗi ngày thì họ cũng chỉ nhớ mỗi một ngày mà bạn đã không cho.
Design by Lưu Huy Thưởng